Đi giày cao gót khi lái ô tô

Đối với các chị em phụ nữ, khi diện đồ để đi làm, gặp bạn bè hoặc tham dự sự kiện nào đó thì giày cao gót thường là phụ kiện không thể thiếu.

Tuy nhiên, nếu chị em ngồi ở vị trí ghế lái thì điều này thực sự là thảm họa. Bởi lẽ, đế giày cao gót rất nhọn và nó rất có thể mắc kẹt ở sàn xe, thậm chí khiến cho bàn chân điều khiển trở nên khó khăn hơn… Tất cả điều này đểu có thể khiến họ gây ra sự cố ngoài ý muốn.

Vì thế, nếu đã xác định lên xe ngồi ở vị trí ghế lái, cả đàn ông và phụ nữ hãy đi những đôi giày đế bằng, vừa vặn cỡ chân và thoải mái để điều khiển xe một cách tự tin nhất.

đi giày cao gót khi lái xe

Đeo tai nghe khi đang lái xe

Bạn đang chờ một cuộc gọi quan trọng và tất nhiên không muốn một tay cầm vô-lăng, một tay cầm điện thoại, hay đơn giản là bạn muốn thưởng thức âm nhạc mà không để người cùng xe thấy phiền. Giải pháp bạn cho rằng hợp lý là đeo tai nghe?

Đây là một ý tưởng không hay bởi khi đeo tai nghe, bạn có thiên hướng tập trung vào âm thanh phát ra từ thiết bị nhỏ này mà không để ý đến âm thanh cảnh báo khác (như tiếng còi của xe khác, tiếng gọi từ bên ngoài…).

Tăng tốc khi gặp đèn vàng cũng là một trong những thói quen xấu

Nếu tăng tốc khi đèn tín hiệu giao thông chuyển vàng, chủ sở hữu sẽ chặn đường của những ai đang đi đèn xanh ở làn đối diện. Đây là một thói quen xấu vì có thể dẫn đến các vụ va chạm nghiêm trọng. Vì vậy, khi gặp đèn vàng, tài xế nên chủ động giảm tốc độ để chuẩn bị dừng đèn đỏ

tăng tốc xe

Sử dụng điện thoại khi đang lái xe là thói quen xấu nên bỏ

Theo Điểm i Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe ô tô trong khi nghe điện thoại có thể bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Với quy định xử phạt nêu trên, lái xe nên chú ý tới việc sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Hành vi này còn có thể khiến chúng ta mất tập trung khi điều khiển phương tiện, dẫn đến nguy cơ gây ra các vụ tai nạn.

Uống rượu bia

Cho dù nồng độ cồn trong máu của bạn cao hay thấp, điều khiển xe sau khi uống rượu là hành động vô cùng rủi ro. Rượu bia tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây ảo giác, mất tập trung, suy giảm khả năng kiểm soát và tập trung, tăng nguy cơ va chạm khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

Đừng đặt bản thân và những người xung quanh vào hoàn cảnh nguy hiểm đó, bất cứ lúc nào, vì bất cứ lý do gì.

Do đó, dù bạn đang lái một mẫu xe sang trọng hiện đại hay một chiếc xe cũ, bạn cũng nên nhớ không uống rượu trước khi đặt tay lên tay lái.