Việc nhận biết sớm các trường hợp hư hỏng của phanh xe ô tô sẽ giúp bạn sử dụng xe an toàn và hiệu quả.
Nguyên nhân khiến phanh xe bị nặng
Bầu trợ lực phanh bị trục trặc
Thông thường phanh ô tô bị nặng là do trợ lực phanh có vấn đề. Nhiệm vụ của trợ lực phanh là khuếch đại lực nhấn của bàn đạp phanh, giúp người lái không cần tốn nhiều sức khi đạp phanh. Do đó nếu trợ lực phanh gặp vấn đề thì phanh sẽ bị nặng, cần lực nhấn mạnh hơn.
Đường ống dẫn dầu bị tắc
Một nguyên nhân khác có thể khiến phanh ô tô bị nặng là do đường ống dẫn dầu bị tắc. Khi ống dẫn dầu phanh bị tắc, dầu không truyền được đến cơ cấu phanh hoặc lượng dầu truyền đến không đủ. Điều này khiến phanh bị nặng và đòi hỏi người lái phải dùng nhiều sức để nhấn bàn đạp phanh. Ngoài ra, xe bị thiếu dầu phanh cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp khiến phanh bị nặng.
Xe bị bó phanh
Phanh ô tô bị nặng cũng có thể do hiện tượng bó phanh ô tô. Bình thường má phanh tự động nhả khi người lái nhả bàn đạp phanh. Nhưng nếu gặp trục trặc, má phanh sẽ không nhả hoặc nhả chậm. Nguyên nhân đa phần là do lò xo kéo hoặc lò xo hồi vị má phanh bị hỏng, xy lanh con bị hỏng, piston bị kẹt…
Cách xử lý khi phanh xe ô tô bị nặng
Khi thấy sức nặng của chân phanh lớn hơn bình thường, nhiều người thường bỏ qua vì nghĩ không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nếu không sửa chữa, trục trặc này có thể kéo theo những trục trặc khác, khiến tình trạng hư hỏng nghiêm trọng hơn. Để sửa chữa phanh xe bị nặng trước tiên cần phải kiểm tra hệ thống phanh ô tô để xác định nguyên nhân.
Phanh đĩa
Để kiểm tra phanh đĩa bị nặng cần kiểm tra các bộ phận má phanh, đĩa phanh, hệ thống dầu phanh và bầu trợ lực phanh. Bởi một trong các bộ phận này gặp vấn đề sẽ khiến phanh ô tô bị nặng.
Để kiểm tra và sửa chữa phanh ô tô cần phải có sự hiểu biết nhất định về kỹ thuật cũng như các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ. Nếu không am hiểu nhiều về xe tốt nhất nên đưa xe đến các tâm bảo dưỡng uy tín để được kiểm tra và sửa chữa triệt để.
Phanh tang trống
Với phanh tang trống cần xác định vị trí xy lanh phanh, guốc thắng… Tiếp tục, tháo trống phanh để coi lại độ mòn guốc phanh, má phanh. Nếu đã mòn cần thay thế. Kiểm tra xi lanh phanh xem có rò rỉ dầu không. Nếu có thì có thể đó là nguyên nhân phanh bị nặng. Song song đó cần kiểm tra các chi tiết như lò xo hồi vị (liên quan tới hiện tượng bó phanh). Nếu có hư hỏng thì cần thay thế.
Tiếp theo tháo lò xo guốc phanh. Kiểm tra lại lò xo xem có bị trục trặc gì không và thay thế nếu cần. Sử dụng cờ lê để nới lỏng các bu lông cố định ống dẫn dầu và tháo ống dẫn dầu vào xi lanh phanh. Tiếp theo tháo bu lông lấy xi lanh ra để kiểm tra độ hao mòn và thay thế nếu cần.
Kiểm tra bộ trợ lực phanh xem đây có phải là nguyên nhân khiến phanh chân bị nặng không. Dùng các thiết bị chuyên dụng như thước cặp, căn lá để đo độ mòn bơm trợ lực. Ngoài ra bạn có thể sử dụng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt bên ngoài bơm trợ lực. Nếu xi lanh bị mòn, có thể hàn đắp sửa chữa lại, còn bị nứt vỡ thì phải thay cả bơm trợ lực mới.
Nguồn: cartimes.vn
-
Tin tức khác
Những bộ phận động cơ bạn cần kiểm tra định kỳ
6 quan điểm sai lầm về lốp xe ô tô
HYUNDAI BÌNH THUẬN “Trao niềm tin, nhận an tâm”
Đại lý ủy quyền của TC MOTOR
Địa chỉ: Lô 4/3 KCN Phan Thiết 1, đường số 4, xã Phong Nẫm, TP Phan Thiết, T.Bình Thuận