5 thói quen xấu của người lái tàn phá hệ thống phanh nhanh nhất

Hãy dừng 5 thói quen xấu này sớm nhất có thể nếu không muốn hệ thống phanh xe ô tô của bạn bị tàn phá một cách nhanh chóng.5-thói-quen-xấu-của-người-lái-tàn-phá-hệ-thống-phanh-nhanh-nhất

Phanh xe là một bộ phận rất quan trọng của ô tô, có vai trò giảm tốc độ và dừng việc chuyển động của xe. Khi phanh xe hoạt động, một lực sẽ được tạo ra, làm cho các bánh xe dừng lại, chống lại lực quán tính đang làm chiếc xe di chuyển.

Lái xe có thể đang mắc phải 5 thói quen xấu dưới đây, làm phanh xe nhanh hỏng mà không hề hay biết. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Lạm dụng phanh

Một số lái xe có thói quen dẫm chân lên bàn đạp phanh liên tục, dẫn đến phanh xe luôn phải chịu một áp lực lớn nên rất nhanh hỏng. Khi lái xe, trừ những lúc khẩn cấp, bạn không nên lạm dụng phanh quá nhiều.

Một số người khác thì lại phanh xe giật cục, không những gây hại cho hệ thống phanh mà còn làm tốn nhiên liệu và những hành khách trên xe dễ bị say xe. Bạn nên quan sát ra xa, ít nhất là 30m, nếu phát hiện chướng ngại vật thì nên giảm tốc độ từ từ bằng cách nới chân ga.

5-thói-quen-xấu-của-người-lái-tàn-phá-hệ-thống-phanh-nhanh-nhất

Lái xe với tốc độ cao rồi phanh gấp

Đây là thói quen của rất nhiều lái xe, đơn giản là vì họ luôn trong tình trạng vội vã hay là vì muốn phong cách lái xe của mình trông thật “ngầu”. Phanh gấp khi bạn đang lái xe với tốc độ cao là kẻ thù của phanh. Việc này dẫn đến phanh xe nhanh bị hao mòn.

Vì vậy, trước khi muốn dừng, hãy giảm tốc độ bằng cách nới lỏng chân ga, để xe tự trôi, rồi từ từ chuyển sang chân phanh.

5-thói-quen-xấu-của-người-lái-tàn-phá-hệ-thống-phanh-nhanh-nhất

Chở hàng quá tải

Nếu xe của bạn bị quá tải, phanh xe sẽ phải làm việc rất vất vả để làm giảm tốc độ của chiếc xe. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng xe của bạn không phải chở những vật dụng không cần thiết, làm quá tải xe.

5-thói-quen-xấu-của-người-lái-tàn-phá-hệ-thống-phanh-nhanh-nhất

Không thay dầu phanh thường xuyên

Dầu phanh (dầu thắng) là chất lỏng rất quan trọng của hệ thống phanh ô tô. Dầu phanh có những tác dụng sau:

  • Đảm bảo sự truyền lực từ bàn đạp phanh đến các bộ phận của hệ thống phanh một cách chính xác và linh hoạt nhất kể cả ở nhiệt độ cao, ẩm nóng;
  • Đảm bảo sự bôi trơn tốt cho hệ thống phanh xe;
  • Chống lại sự ăn mòn, oxy hóa, bảo vệ hệ thống phanh xe;
  • Nâng cao tuổi thọ xe và hệ thống phanh.

Một số lái xe không có thói quen thay dầu phanh định kỳ. Dầu phanh lâu ngày không thay, bị ô nhiễm bởi độ ẩm hoặc bị lẫn nước, sẽ làm khả năng hãm phanh bị cản trở và dẫn đến các hậu quả sau:

  • Hệ thống phanh xuống cấp: Phanh xe ít được bôi trơn, khả năng truyền lực kém, dẫn đến phanh không ăn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi vận hành xe;
  • Các chi tiết trong hệ thống phanh bị hỏng: Khi dầu phanh bị ẩm sẽ làm gỉ sét các chi tiết phanh.

Vì vậy, các chủ xe nên thay dầu phanh sau mỗi 2 – 3 năm hoặc 30.000 km. Ngoài ra, khi phát hiện ra các dấu hiệu sau: phanh kém ăn, dầu phanh có màu sắc lạ hoặc tụt xuống mức tối thiểu trong bình dầu, các chi tiết trong hệ thống phanh bị ăn mòn, bạn cũng nên cho xe đi kiểm tra và thay dầu phanh nếu cần thiết.

5-thói-quen-xấu-của-người-lái-tàn-phá-hệ-thống-phanh-nhanh-nhất

Không bảo dưỡng phanh thường xuyên

Đừng lầm tưởng rằng thay dầu bôi trơn đã là bảo dưỡng phanh định kỳ. Phanh xe ô tô cần được bảo dưỡng đúng lịch để loại bỏ những mảng bám trên bề mặt tiếp xúc, phát hiện lỗi trên hệ thống phanh, tránh nguy cơ má phanh bị kẹt, phanh không hoạt động theo đúng ý người lái.

5-thói-quen-xấu-của-người-lái-tàn-phá-hệ-thống-phanh-nhanh-nhất

Trên đây là 5 thói quen xấu tàn phá hệ thống phanh xe. Lái xe nên từ bỏ các thói quen này càng sớm càng tốt trước khi các hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nguồn: oto.com.vn

 Có thể bạn chưa đọc : 

 

Đăng ký tư vấn xe và nhận thông tin khuyến mãi mới nhất





    This will close in 0 seconds