9 vấn đề thường gặp nhất trên xe ô tô

9 vấn đề thường gặp nhất trên xe ô tô

Việc chăm sóc bảo dưỡng xe thường xuyên để giữ cho xe ô tô luôn trong điều kiện tốt nhất. Để giảm nguy cơ hỏng hóc, dưới đây là 9 vấn đề xe hơi phổ biến nhất. 9 vấn đề thường gặp nhất trên xe ô tô.

Dưới đây là các bệnh thường gặp nhất trên ô tô, các chủ xe cần biết để chăm sóc bảo dưỡng và bắt bệnh cho xế cưng kịp thời:

Đèn cảnh báo

Đèn cảnh báo kiểm tra động cơ là vấn đề phổ biến nhất của các chủ xe. Các đèn này sáng khi ECU của xe (bộ phận điều khiển động cơ) phát hiện mã lỗi do cảm biến kích hoạt. Có đến hơn 200 mã cảnh báo khác nhau.
Tuy nhiên, dưới đây là 8 loại đèn cảnh báo nguy hiểm nhất mà tài xế không thể bỏ qua: Đèn cảnh báo động cơ (check engine), đèn cảnh báo ắc quy, đèn cảnh báo ABS, đèn cảnh báo túi khí (Airbag/SRS), đèn cảnh báo nước rửa kính, đèn cảnh báo áp suất lốp, đèn cảnh báo mức độ nước làm mát, đèn cảnh báo áp suất dầu.
9 vấn đề thường gặp nhất trên xe ô tô.

Động cơ bị bỏ máy

Động cơ hoạt động tốt nhất khi không khí và nhiên liệu được hòa trộn theo đúng tỷ lệ và được đốt cháy trong buồng đốt. Để hoàn thành quá trình này một cách hiệu quả, các thành phần nhiên liệu và hệ thống đánh lửa phải hoạt động cùng nhau.
Nhưng nếu một trong các bộ phận của hệ thống động cơ gặp vấn đề có thể xảy ra hiện tượng động cơ bị bỏ máy – một hoặc nhiều xi-lanh không hoạt động, hoặc hệ thống đánh lửa sai thời điểm sẽ gây nên hiện tượng xe rung giật hoặc chết máy hoàn toàn.
9 vấn đề thường gặp nhất trên xe ô tô.

Hao hụt nhiên liệu

Khi động cơ hoạt động hiệu quả, nó sẽ đốt cháy nhiên liệu với tỷ lệ phù hợp từ đó tối đa hiệu suất của xe, đồng thời giúp tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, nếu một vài bộ phận của hệ thống nhiên liệu như bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc khí, cảm biến lưu lượng khí khối và cảm biến oxy cuối cùng sẽ bị bẩn hoặc mòn sẽ khiến động cơ tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn bình thường. 9 vấn đề thường gặp nhất trên xe ô tô.
Do vậy, tài xế cần chú ý lịch chăm sóc bảo dưỡng ô tô định kỳ để tối đa hiệu suất và kéo dài tuổi thọ các bộ phận trên xe hơi.

Chết ắc-quy

Thực tế cho thấy tuổi thọ của bình ắc quy chỉ kéo dài từ 2-3 năm. Tuy nhiên, nếu ắc-quy được bảo dưỡng thường xuyên, hệ thống sạc cho ắc quy hoạt động bình thường thì tuổi thọ có thể kéo dài tới 100.000 km tương đương thời gian sử dụng là 4 năm.
Ắc-quy chết thường là do dòng điện giảm tự nhiên khi pin mất đi khả năng duy trì điện tích. Máy phát điện, cảm biến nhiệt độ pin hoặc các bộ phận của hệ thống sạc bị hỏng có thể gây nên vấn đề này.
Nhiều tài xế cũng đặt câu hỏi là nên mua bình ắc-quy dự phòng hay mua dây câu bình. Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, nếu xe bạn sử dụng thường xuyên thì không lo đến bình ắc quy, sau 2 năm bạn kiểm tra khả năng cầm điện của bình. Thường xuyên kiểm tra 3 tháng 1 lần, sạc bổ sung bằng bộ nạp bên ngoài.
Nếu bình nước thì 1 tháng thăm 1 lần, châm thêm nước cất hoặc nước axit. Bình xe hơi có nút thăm bình, bình xe máy đời mới đa số là bình kín khí, sau 2 năm tuổi thọ giảm. Bạn sử dụng xe hơi thì mua cặp dây câu ắc quy phòng khi có sự cố, có thể nhờ xe khác giúp đỡ.

Lốp bị hết hơi

Mặc dù hầu hết các lốp xe đều trở nên xẹp lún sau khi va phải vật thể cứng hoặc bị thủng, nhưng nguyên nhân chính có thể là do hao mòn theo thời gian. Kéo dài tuổi thọ cho lốp của bạn bằng cách giữ chúng quay đúng cách, theo khuyến cáo của nhà sản xuất xe, bạn nên đảo lốp mỗi khi thay dầu máy hoặc sau mỗi 12.000 km hoặc 6 tháng.
Phanh có tiếng kêu, chạm sàn và nhao lái
Hiện tượng dễ gặp nhất đối với phanh tang trống kể cả ô tô và xe máy là phanh bị chạm sàn, phanh có tiếng kêu lạ. Nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng này là cần đẩy pít-tông xi-lanh chính bị cong, thiếu dầu hoặc lọt khí trong hệ thống, má phanh quá mòn.

Phanh ô tô bị mòn.

Ngoài ra còn có trường hợp xe bị nhao lái hết sức nguy hiểm. Nguyên nhân của hiện tượng này là lực phanh tác động lên các bánh không đồng đều, khe hở má phanh tang trống, đường dẫn dầu bị tắc… Nếu gặp hiện tượng tiếng kêu khi phanh, dấu hiệu cho thấy má phanh bị mòn, trơ đinh tán gây nên tiếng kêu chó chịu. Cách giải quyết là thay phanh mới.
9 vấn đề thường gặp nhất trên xe ô tô
Phanh đĩa thường gặp bệnh cong vênh, bề dày không đều, trong trường hợp này bắt buộc phải thay thế đĩa phanh mới. Nếu phanh đĩa có tiếng kêu loạt xoẹt, bệnh thường gặp là má phanh đã quá mòn.

Lỗi máy phát điện

Máy phát điện là bộ phận trên xe của giữ cho tất cả các hệ thống điện hoạt động sau khi xe khởi động. Nó cũng chịu trách nhiệm cung cấp một nguồn sạc cho ắc quy để giữ cho ắc quy ở trạng thái tốt nhất. Khi máy phát điện bị hỏng, nó sẽ khiến ắc quy bị hao mòn sớm và các vấn đề liên quan đến việc khởi động xe.
Các dấu hiệu dưới đây có thể liên quan đến lỗi máy phát điện ô tô là xe khó khởi động, bình ắc quy chết, mùi cháy khét của cao su, tiếng kêu của các chi tiết kim loại bị ma sát, đèn báo sạc nổi sáng khi động cơ đang nổ máy, bộ tiết chế máy phát bị hỏng… 9 vấn đề thường gặp nhất trên xe ô tô

Vô lăng rung lắc

Rung tay lái là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà nhiều tài xế thường gặp phải. Đôi khi, vô lăng rung lắc ở tốc độ cao hoặc có thể là bất cứ lúc nào khi xe di chuyển về phía trước. Nếu nó xảy ra ngay sau khi khởi động xe và bắt đầu lái xe thì nguyên nhân có thể từ ổ trục bánh xe và hệ thống treo. Nếu nó xảy ra ở tốc độ cao hơn, đó thường là vấn đề cân bằng lốp/bánh xe. 9 vấn đề thường gặp nhất trên xe ô tô.

Động cơ quá nóng

Nếu ô tô gặp hiện tượng quá nhiệt, điều đầu tiên tài xế phải làm là tấp xe vào lề đường, tắt máy và kiểm tra hệ thống làm mát. Trong hầu hết các ô tô hiện đại, hệ thống làm mát rất phức tạp, chứa nhiều cảm biến theo dõi nhiệt độ, lưu lượng nước làm mát và các thành phần khác.
       9 vấn đề thường gặp nhất trên xe ô tô.
Khi xe bị quá nhiệt, tài xế không được mở nắp ngay, nếu không là có thể phỏng nặng vì hơi nước có thể ép trong bình bắn lên. Sau đó, mở nắp châm nước từ từ với nùi giẻ, nếu có thể có găng càng tốt.
Nếu sờ máy còn nóng thì tuyệt đối không đổ nước lạnh vào, sau khi máy nguội, đổ nước vào, đề máy, để nhiệt độ nóng nhất, không để điều hoà, khi châm nước, nên tìm những ống cao su chuyển nước trong xe, chịu khó bóp nhả nhiều lần để nước dần đều trong máy, châm đều.
Nguồn: oto.com.vn