20 điều bạn cần biết khi lái xe
1. Thay lốp
Không phải lúc nào lái xe cũng có thể tìm thấy một garage sửa xe dọc đường, nhất là trên đường quốc lộ. Vì thế cần học cách thay lốp nếu chẳng may dính phải thủng lốp. Cách thay lốp cơ bản theo các bước.
2. Kiểm tra áp suất lốp
Áp suất lốp ôtô nên ở trong trạng thái tiêu chuẩn như gợi ý của nhà sản xuất. Lốp căng quá hoặc non quá đều không tốt. Hầu hết các xe đều có gợi ý áp suất lốp ở phía trong cách cửa.
3. Kiểm tra dầu
Sử dụng que thăm dầu để kiểm tra mực dầu trong bình chứa, ngoài ra sử dụng mắt và tay để kiểm tra chất lượng. Dầu đen hoặc có sạn đều không tốt, cần được thay thế.
4. Mỗi xe có cảm giác lái khác nhau
Cần hiểu rằng mỗi xe có cấu trúc thân xe, hệ thống truyền động hay thiết kế khoang lái khác nhau.Truyền động cầu trước phổ biến hơn cả, trong khi truyền động cầu sau lại xuất hiện nhiều ở những xe hiệu suất cao. Cả hai loại truyền động này đều có thể gây ra rủi ro nếu không biết làm chủ chiếc xe. Truyền động 4 bánh an toàn hơn, nhưng điều đó không có nghĩa tài xế có thể lái xe theo kiểu vô tội vạ.
5. Giữ phiếu bảo dưỡng định kỳ
“Không biết mình đã thay dầu lần trước chưa nhỉ?”, đây là câu hỏi mà không tài xế nào muốn tự vấn khi mang xe vào garage bảo dưỡng. Vì thế, hãy giữ lại những phiếu hay hóa đơn thanh toán ở những lần bảo dưỡng gần nhất.
6. Học lái xe số sàn
Chỉ biết lái xe số tự động là một thiệt thòi cho tài xế bởi không thể ứng biến trong nhiều trường hợp khác nhau khi phải ngồi sau vô-lăng xe số sàn.
7. Đựng gì trong hộc đồ
Hộc đựng đồ hay hộc đựng găng tay là nơi chứa những giấy tờ cần kíp nhất cho mỗi chiếc xe. Thông tin bảo hiểm, đăng ký xe, đèn pin và bộ sơ cứu là những giấy tờ cần thiết.
8. Đi trong trời mưa, tuyết
Học cách đi trong điều kiện thời tiết đường trơn trượt như mưa, tuyết, đặc biệt là giữ độ bám đường. Không chạy tốc độ cao và đánh lái nhiều, nếu chạy xe số sàn tránh để số quá thấp sẽ gây hiện tượng xoay bánh, mất độ bám khi đạp ga tăng tốc.
9. Đỗ xe song song
Khi phải dừng đỗ trên phố, kỹ thuật đỗ xe song song hay ghép xe là rất cần thiết để kiếm một chỗ đỗ tốt. Với kỹ năng này cần thực hành nhiều để đảm bảo không gây hư hại cho xe phía trước và sau.
10. Kiểm soát trượt bánh
Có rất nhiều trường hợp trên đường dù có kỹ năng lái xe tốt nhưng do mặt đường hoặc tình huống quá bất ngờ vẫn dẫn đến trượt bánh. Để kiểm soát xe khi đang trượt theo quán tính, cần bỏ chân phanh và ga, không cố đánh lái sau đó từ từ nhấp phanh và đánh lái cho xe trở lại làn đường chính.
11. Vượt qua hố lầy
Hố lầy có thể do bùn đất hoặc tuyết gây ra. Để vượt qua vũng lầy, không cố gắng đạp mạnh ga vì chỉ gây xoay bánh. Từ từ tiến về trước và sau nhiều lần để nén đất hoặc tuyết xuống, tạo không gian rộng cho bánh xe. Lót những gì có thể tìm thấy trên xe hoặc xung quanh xuống vùng bánh xe để tạo độ bám cho bánh rồi mới đạp ga thoát.
12. Làm nóng xe trước khi chạy
Trước khi di chuyển, nên để xe tự nổ máy một thời gian ngắn để các bộ phận làm việc trơn tru, ăn rơ nhau. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
13. Nắm rõ triệu chứng của xe
Khi xe gặp một vài vấn đề, cần nắm rõ triệu chứng của xe để miêu tả cho thợ sửa chữa. Nếu cứ ậm ừ không nói rõ “bệnh” thì rất khó cho thợ để tìm cách chữa. “Nó có vấn đề” không phải là cách miêu tả chiếc xe đang có vấn đề, tốt hơn phải là “phanh xe cứng” hay “lốp hay lạng khi tốc độc cao”…
14. Luôn luôn vượt đúng
Trên đường cao tốc hay đường nhiều làn xe, cần vượt xe ở bên trái để đảm bảo an toàn cho chính mình và xe khác. Ngược lại nếu lái xe ở một số nước có hệ thống giao thông ngược thì lại vượt xe bên phải.
15. Phát hiện xe cảnh sát
Trong sân nhà tài xế có thể đỗ xe ở bất cứ đâu nhưng ngoài đường công cộng, hãy để ý xe cảnh sát ở mọi nơi, chỉ cần đỗ sai luật, đi ẩu, lập tức sẽ nhận ngay vé phạt. Hay như trên đường cao tốc, biết được cảnh sát hay bắn tốc độ ở đâu cũng là một cách hạn chế tốc độ khá an toàn.
16. Kiểm tra hệ thống chất lỏng
Dầu máy có thể thường xuyên được kiểm tra nhưng nước mát, nước rửa kính hay dầu phanh là những thứ hay bị bỏ quên. Theo dõi mực các chất lỏng này thường xuyên để xe luôn trong điều kiện tốt nhất.
17. Cách thay đèn pha
Với bộ đồ nghề sửa xe có sẵn, hãy chuẩn bị một cặp đèn pha (với những xe thông thường) để thay thế nếu chẳng may có vấn đề khi đi trong đêm tối.
18. Đấu nối ắc-quy
Ắc-quy của xe có thể bị chết do nhiều nguyên nhân, có thể rất bất ngờ, do đó cần biết cách đấu nối ắc-quy nếu không thể gọi cứu hộ. Các bước thực hiện.
19. Nhiên liệu
Chọn đúng nhiên liệu cho xe, là diesel hay xăng. Hiểu các thông số trên cột bơm nhiên liệu để không bị nhân viên bán xăng lừa gạt. Ngoài ra, cần nằm bắt rõ lượng nhiên liệu trong bình của xe là bao nhiêu, đổ bao nhiêu thì vừa.
20. Tự hào về xe của mình
Chiếc xe nào cũng là một chiếc xe tốt nếu biết cách chăm sóc xe, điều khiển xe an toàn. Nếu không hài lòng về chiếc xe đang lái, điều đó chỉ làm cho hành trình của mỗi người thêm vất vả.
Nguồn: Đánh giá xe
Thêm: Hyundai Santafe 2020