Khi gặp phải tình trạng tay lái vô lăng có hiện tượng nặng và trả lái chậm, nhiều chủ xe cảm thấy rất lo lắng. Nắm rõ các nguyên nhân và cách xử lý sẽ giúp ô tô của bạn nhanh chóng khắc phục được vấn đề này, không bị đánh lái nặng.
Dầu trợ lực tay lái bị thiếu
Đây là một trong những lý do khá phổ biến xuất phát từ việc bảo dưỡng không thường xuyên dẫn đến mức dầu trợ lực tay đánh lái thấp hơn mức bình thường. Cách giải quyết khá đơn giản, bạn có thể tự mình kiểm tra và bơm thêm nếu cần thiết.
Nếu để tình trạng này kéo dài, toàn bộ hệ thống lái có thể bị hỏng và gây ra nguy hiểm cho cả tài xế lẫn người đi đường. Thậm chí còn mất khoản tiền lớn để sửa chữa.
Áp suất lốp
Áp suất lốp kém có thể làm cho vô lăng tay lái bị nặng, đặc biệt là lốp bị “non” hơi, bị mòn không đều hoặc không đảo lốp định kỳ cũng gây nên vấn đề trên. Vì vậy, tất cả các lốp nên được bơm căng theo chỉ số PSI khuyến nghị của nhà sản xuất.
Thước lái kém hiệu quả
Khi lưu lượng dầu bơm không đảm bảo, thước lái sẽ dịch chuyển chậm do đó dẫn đến việc đánh lái ô tô trở nên nặng hơn bình thường.
Thước lái được liên kết với vô lăng thông qua các trục và khớp chữ U. Sau một thời gian sử dụng, các bộ phận này có thể bị mòn. Sau khi khởi động. Vô lăng dần dần sẽ lấy lại được cảm giác mượt mà vì được bôi trơn tốt hơn. Tình trạng này kéo dài có thể sẽ làm hỏng thước lái.
Chủ xe nên bôi trơn thước lái và thanh dẫn lái. Đặc biệt, bạn hãy mang xe đến gara và tiến hành sửa chữa để đảm bảo an toàn.
Dầu trợ lực bị bẩn, cô đặc
Giống như tất cả các loại chất lỏng khác trên xe, dầu trợ lực tay lái cũng tích tụ bụi bẩn và các mảnh vụn theo thời gian. Khi nó trở nên quá dày. Hoặc bám nhiều bụi bẩn cũng sẽ không thể bôi trơn được trục tay lái.
Dây dẫn dầu gặp vấn đề
Dây dẫn dầu bị nứt hoặc hỏng khiến lượng dầu đến thước tay lái không đảm bảo cũng là nguyên nhân khiến vô lăng bị nặng. Chủ xe có thể phải mang xe đến trung tâm bảo dưỡng. Thay cánh bơm, thay dây dẫn dầu trước khi quá muộn.