Hồ sơ đi đăng kiểm

Với xe con không kinh doanh vận tải, chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 30 tháng, sau đó cứ đều đặn 18 tháng một lần. Tới khi chạm mức 7 năm kể từ ngày sản xuất, chu kỳ khám sẽ rút ngắn còn 12 tháng. Nếu hơn 12 năm kể từ ngày sản xuất, chu kỳ khám còn 6 tháng. Theo đó, quy trình đăng kiểm ô tô sẽ qua các bước như sau:

Nộp hồ sơ: Hồ sơ bao gồm đăng ký xe, đăng kiểm ô tô cũ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự (có thể mua bảo hiểm tại quầy), viết tờ khai và đóng phí gồm phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận. Với xe con, phí kiểm định là 240.000 đồng và lệ phí cấp chứng nhận 50.000 đồng.

Các loại phí phải nộp khi đi đăng kiểm ô tô

Chờ kiểm tra xe: Trường hợp xe có vấn đề không đạt yêu cầu, nhân viên đăng kiểm ô tô sẽ đọc biển số để lái xe mang đi sửa rồi quay lại sau. Vì vậy, nên kiểm tra bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm. Nếu không có vấn đề gì, thời gian khám chỉ khoảng 5-10 phút.

Đóng phí bảo trì đường bộ: Nếu xe đáp ứng tiêu chuẩn đăng kiểm, nhân viên đăng kiểm theo thứ tự sẽ đọc biển số xe để lái xe đóng phí bảo trì đường bộ.

Dán tem đăng kiểm ô tô mới: Khi đã hoàn tất các thủ tục trên, tài xế ra xe chờ dán tem đăng kiểm mới, nhận hồ sơ và ra về.

Lệ phí đăng kiểm ô tô

Lệ phí đăng kiểm ô tô hiện nay vẫn áp dụng theo Thông tư số 238/2016/TT-BTC cấp ngày 11.11.2016 của Bộ Tài chính.

Một thông tin mà các chủ xe cần phải nắm nữa là phí đăng kiểm ô tô  cũ và xe ôtô mới đều bằng nhau, không phân biệt mới cũ mà phân biệt dựa trên chủng loại phương tiện. Cụ thể các khoản lệ phí đăng kiểm ô tô được áp dụng trên toàn quốc như sau:

Hồ sơ đăng kiểm ô tô bao gồm những gì?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, xe ôtô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Các loại phí phải nộp khi đi đăng kiểm ô tô

Theo đó, để được lăn bánh trên đường, xe ôtô phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (kiểm định) tại cơ sở đăng kiểm ô tô được Bộ Giao thông Vận tải cấp giấy phép. Khi đi đăng kiểm ô tô bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

CMND chủ xe photo 3 bản (Đem theo bản chính)

Hộ khẩu chủ xe Photo 3 bản (Đem theo bản chính)

Tờ khai công an về đăng ký xe 2 bản chính theo mẫu quy định

Giấy tờ xe bộ gốc (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường ).

Cà số khung, số máy, Tờ khai thuế trước bạ (Theo mẫu qui định).

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 bản chính.

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ trên đây thì chủ xe đưa xe đến trạm đăng kiểm ô tô được Bộ Giao thông Vận tải cấp phép, đồng thời nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

Bản chính đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, bản sao đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, giấy hẹn cấp đăng ký xe.

Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện (đối với phương tiện kiểm tra lập Hồ sơ phương tiện) gồm 1 trong các giấy tờ sau: Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ quốc gia.

Bản chính giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo).

Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực. Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang Web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.